Những vị thuốc quý từ quả nhót

Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol.

Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt.

Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày: quả 8 - 12g (5 - 7 quả khô), lá tươi 20 - 30g, lá và rễ (khô) 12 - 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng.

Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.

Nhót chín đỏ ngọt lịm

Các dược liệu từ nhót thường được dùng trị một số chứng bệnh sau đây:

Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính:

Lấy 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...

Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn:

Lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Nhót xanh dầm muối ớt là món khoái khẩu với những người ăn đồ chua

Trị ho, hen, khó thở:

Có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam:

Rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...

Quả nhót, lá nhót, hạt nhót đều có thẻ dùng làm thuốc

Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.

Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội... Nhót tây cao tới 6 - 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 - 30cm, rộng 3 - 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.

GS. TS. Phạm Xuân Sinh

12 loại thực phẩm không nên bảo quản cùng nhau

Hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để giữ rau quả luôn được tươi ngon.

Dưa chuột bảo quản riêng

Rất nhiều loại trái cây, ví dụ như chuối, cà chua và dưa gang sản sinh ra khí ethylene – chất khí có thể làm chín rau quả và làm rau quả dễ bị hư hỏng hơn. Dưa chuột lại là loại quả rất nhạy cảm với khí ethylene, bởi vậy dưa chuột cần được bảo quản riêng, nếu không, chúng sẽ hư hỏng rất nhanh. Bạn nên bảo quản dưa chuột trên những ngăn cao của tủ lạnh, thay vì để dưa chuột trong những ngăn đựng rau quả của tủ lạnh phía dưới thấp cùng với các loại trái cây sinh ra khí ethylene.

Bảo quản thảo mộc….như bảo quản hoa tươi

Bạn đang muốn cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hay chỉ đơn giản là muốn tăng thêm hương vị cho các món ăn ngày Tết, việc sử dụng thảo mộc là một cách tốt, nhưng bạn đừng cho các loại thảo mộc vào túi nilon rồi…quẳng vào tủ lạnh nhé! Hãy bảo quản các loại thảo mộc như bảo quản hoa tươi!

Đầu tiên, hãy rửa sạch sau đó lau thật khô phần lá. Sau đó, cắm phần gốc của các loại rau thảo mộc vào một cốc nước hoặc một bình nước (giống như cắm hoa), sau đó mới cho vào tủ lạnh.

Đa số các loại thảo mộc, rau gia vị đều có thể bảo quản được bằng cách này. Tuy vậy, có một số loại rau sẽ cần được bảo quản bằng cách khác đặc biệt hơn. Ví dụ như rau hung quế sẽ cần được treo ở trên cao với nhiệt dộ phòng. Bạn cũng có thể bảo quản húng quế bằng cách cắm vào nước nhưng cần thay nước thường xuyên nếu nước bị nhớt. Cách bảo quản này có thể giữ các loại thảo mộc, rau gia vị tươi ngon trong vòng 2 tuần.

Không bảo quản bí ngô với táo và lê

Bí ngô, bí đỏ thường có thể bảo quản được trong một thời gian rất giày, nhưng táo, lê và các loại trái cây mùa thu khác không nên được bảo quản cùng với bí bởi chúng sẽ khiến bí đổi màu vàng và nhanh hỏng hơn. Bí có thể được bảo quản trong khoảng từ 10-13 độ C, tức là chỉ thấp hơn nhiệt độ phòng một chút nhưng không cần thiết phải lạnh như ở trong tủ lạnh. Các trái bí to có thể bảo quản được trong 6 tháng, nhưng bạn nên chú ý tới các trái bí nhỏ vì chúng chỉ thường bảo quản được trong 3 tháng mà thôi.

Các loại rau củ có thể cho vào trong túi

Các loại rau củ phát triển từ phần rễ của cây ví dụ như cà rốt, khoai mỡ, củ cải đỏ và hành là một số ví dụ về các loại rau củ giàu dinh dưỡng chúng ta có thể ăn bởi chúng hấp thu hầu hết chất dinh dưỡng từ đất. Để bảo quản những loại rau củ này, hãy để chúng ở nơi thoáng mát, tối và ẩm. Lý tưởng nhất là để dưới hầm, nhưng không phải gia đình nào cũng có hầm để bảo quản chúng như vậy.

Do vậy, cách tốt nhất là cho những loại rau củ này vào một chiếc túi nhựa (túi nilon) cùng với một tờ giấy và lưu trữ trong ngăn đựng rau quả trong tủ lạnh. Nếu bạn cứ quẳng những loại rau củ này vào tủ lạnh, kể cả đã bảo quản ở ngăn đựng rau thì chúng cũng sẽ mềm hơn và hỏng rất nhanh.

Ngâm các loại quả mọng

Các loại quả mọng, ví dụ như trái cây họ dâu là những loại trái cây có vị ngọt thanh và rất dễ ăn. Nhưng vấn đề là chúng lại rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Nguyên nhân là do các bào tử nấm mốc bé xíu tồn tại trên các khe, kẽ rất nhỏ của những loại quả này mà chúng ta không thể rửa rạch được.

Để bảo quản những loại quả mọng này, điều đầu tiên bạn cần nhớ đó là chỉ rửa chúng trước khi ăn, còn nếu bạn chưa ăn, thì chưa cần phải rửa bởi hơi ẩm từ nước sẽ là môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển. Còn nếu nhà bạn có cả một thùng việt quất và bạn không thể ăn hết ngay trong vài ngày thì làm thế nào để bảo quản?

Hãy dành một chút thời gian để ngâm lượng quả này trong một chậu nước được pha với tỷ lệ 3 nước: 1 giấm. Hãy ngâm nhẹ nhàng, sau đó vớt ra để ráo nước. Giấm sẽ có tác dụng ngăn không cho các bào tử nấm phát triển.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý những loại quả mọng thường không bảo quản được lâu nếu có hơi nước, do vậy, hãy chắc chắn rằng sau khi ngâm, bạn đã lau chúng thật khô: đặt quả ở trên một tấm khăn hoặc giấy để nước được thấm hết. Sau đó, bạn có thể bỏ các loại quả mọng vào một chiếc hộp đựng có lỗ thông gió hoặc để mở hé nắp hộp trong trường hợp hộp không có lỗ thông gió.

Tách riêng táo và cam

Táo và cam có vẻ là đôi bạn thân nhưng hai loại trái cây này không nên được bảo quản cùng nhau trong tủ lạnh, lý do cũng giống như dưa chuột, đó là do khí ethylene. Do vậy, bạn nên bảo quản táo riêng ở một ngăn trong tủ lạnh để có thể bảo quản được lâu hơn. Với cam, bạn nên cho vào túi lưới và để trong tủ lạnh (không bảo quản cùng táo). Túi lưới sẽ giúp không khí

Tách riêng từng quả chuối

Để cả nải chuối trông sẽ đẹp mắt hơn, đặc biệt là trong những ngày Tết, nhưng vấn đề là nếu để cả nải thì cả nải chuối sẽ chín cùng một lúc và bạn thì lại không thể ăn hết ngay cả nải chuối được. Giải pháp là, hãy chia nhỏ nải chuối ra. Tách ra vài quả chuối để bày lên đĩa hoa quả mà bạn sẽ ăn ngay, phần chuối còn lại bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín.

Nếu một vài quả chuối đã bắt đầu chín trứng cuốc, bạn có thể bóc vỏ và sử dụng những quả chuối này để làm kem chuối hoặc làm mặt nạ chuối – cũng rất tốt cho làn da khô nẻ của bạn trong mùa đông.

Không để lẫn hành và khoai tây

Khoai tây rán và hành khô là sự phối hợp tuyệt vời nhưng bạn không nên bảo quản chúng với nhau trước khi chế biến vì hành có thể sẽ làm khoai tây nhanh bị hỏng hơn. Tốt nhất, bạn nên bảo quản khoai tây và bí ngô trong các loại thùng/sọt đan bằng sợi gai ở nơi thoáng mát và tối để giữ bí và khoai tây tươi ngon. Bạn cũng có thể cho chúng vào túi nilon nhưng hãy đảm bảo rằng chúng được đựng trong ngăn có ít độ ẩm hoặc ở ngăn nướ không thể ngưng tụ được bởi hơi ẩm sẽ làm bí và khoai chín nhanh hơn. Về phía hành, bạn có thể bảo quản cùng tỏi ở nơi thoáng khí và cố gắng giữ tỏi nguyên vỏ cho đến khi được sử dụng.

Trái bơ chín bảo quản cùng chuối

Theo một khảo sát đầu năm trên tạp chí Today`s Dietitian thì trái bơ là loại trái cây đứng thứ 2 trong danh sách 10 siêu thực phẩm cho năm 2017. Vì trái bơ là một loại trái cây rất đắt tiền, do vậy việc bảo quản trái bơ đúng cách là một điều vô cùng quan trọng. Nếu trái bơ của bạn chưa chín lắm, bạn có thể bảo quản bơ cùng với chuối. Khí giải phóng ra từ chuối có thể sẽ giúp trái bơ của bạn nhanh chín hơn. Nếu bạn cần bảo quản bơ được lâu, bạn nên bảo quản bơ trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín của trái bơ. Nếu bạn chỉ muốn cắt ra vài lát bơ mà không ăn cả quả, bạn có thể để phần còn lại của trái bơ cùng vớt hạt bơ còn nguyên trong một chiếc hộp kín cùng với một miếng hành tây.

Không để cà chua trong tủ lạnh

Cà chua không những có màu sắc bắt mắt mà cũng rất ngon và giàu dinh dưỡng nữa, nhưng nếu cà chua được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh thì sẽ bị mềm và vị sẽ bị nhạt hơn rất nhiều. Cà chua chỉ nên được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2-3 ngày nhưng nếu bạn đã cắt miếng cà chua hay bất cứ loại trái cây và rau xanh nào thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu muốn bảo quản cà chua được lâu, bạn nên để cà chua ở nhiệt độ phòng thì sẽ giữ được nhiều hương vị của cà chua hơn, ví dụ như để cà chua ở bàn bếp.

Để ngô ở ngăn lạnh, nhưng đừng lạnh quá

Cách tốt nhất để thưởng thức ngô tất nhiên là ăn ngay để có hương vị ngon nhất, tuy nhiên nếu bạn cần bảo quản ngô trong thời gian ngắn thì bạn có thể để ngô trong tủ lạnh. Không nên để ngô trong túi nilon hoặc túi giấy. Nếu được, hãy để ngô lên các ngăn cánh của tủ lạnh vì đó là nơi có nhiệt độ cao hơn một chút. Ngô sẽ bị khô và bị dính nhớt nếu để trong môi trường có nhiệt độ quá lạnh, bởi môi trường lạnh sẽ không có đủ độ ẩm để bảo quản phần nhân của hạt ngô.

Liên Hương - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ

Theo TS. Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, tận dụng tất cả các bộ phận của rau củ để cho vào chế biến là một biện pháp tránh lãng phí những dưỡng chất từ thực phẩm. Tuy nhiên, dưới đây là 7 bộ phận từ thực vật nên loại bỏ trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào bởi chúng sẽ gây độc cho cơ thể.

Cành và mầm khoai tây

Khoai tây thuộc họ Cà là họ gồm những loài thực vật ưa bóng râm, và tất cả những loài thuộc họ này đều có chứa độc tố có tên gọi solanin. Bạn có biết rằng trong tác phẩm Macbeth rất nổi tiếng của Shakespeare, vua xứ Scotland là Macbeth đã sử dụng một loài thực vật cùng họ với khoai tây là cà độc dược để đầu độc những kẻ địch từ Đan Mạch.

Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao.

Lá cà chua

Cà chua, một loài có quan hệ họ hàng với khoai tây, cũng thuộc một nhánh khác của các cây họ Cà. Cà chua đã từng là loài thực vật gây nỗi sợ hãi ở châu u trong vòng hơn 200 năm sau khi được đưa từ Mỹ sang và chỉ được sử dụng với mục đích trang trí mãi cho tới những năm 1800.

Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).

Hạt táo

Có thể bạn đã từng nghe hoặc chưa biết, trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột.

Bình thường, lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra, trừ khi bạn nhai nát hạt táo trước khi nuốt nó vào bụng. Bạn sẽ phải tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ để có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì bạn cũng nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn bởi đơn giản là chúng cũng có vị không hề hấp dẫn.

Quả của cây măng tây

Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn. (Hầu hết những cây được lai tạo ngày nay đều là giống đực và không có quả.) Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng! Những quả mọng này mặc dù không tiêu diệt bạn những sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu do sự hiện diện của các sapogenin, một chất độc nhẹ đối với con người và có thể gây ngộ độc cho động vật. Nếu ăn những quả mọng này, chúng sẽ khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.

Lá đại hoàng

Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành khi kết hợp với những trái dâu thơm ngọt, tuy nhiên nếu ăn nhầm lá của loại cây này thì bạn sẽ có nguy cơ phải đi cấp cứu.

Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.

Lá và hoa của cây cà tím

Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.

Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.

Cây cơm cháy

Tất cả các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể gây độc cho con người và động vật, nhất là rễ, lá, thân và các cành – tuy nhiên cả quả và hoa cũng chứa độc tố. Cả cây có chứa những hợp chất có thể sản sinh ra acid hydrocyanid, và có thể giải phóng cyanid.

Việc loại bỏ các hợp chất giải phóng ra cyanid được khuyến cáo khi sử dụng các bộ phận như hoa và quả cơm cháy, và bạn cũng nên tránh tất cả những phần khác của loài cây này.

Ăn quả cơm cháy chưa chín hay chưa được nấu có thể gây buồn nôn và nôn mửa, do vậy tốt nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn từ công thức nấu ăn thay vì tự ý chế biến theo ý mình.

Thanh Loan (ghi)

Sự thực về thực phẩm biến đổi gen

Thực phẩm GMO (biến đổi gen) thực chất là gì?

Trong thiên nhiên, vẫn xảy ra những sự kiện biến đổi gen nhằm mục đích có lợi cho tiến hóa, nhưng những sự biến đổi trong thiên nhiên rất chậm, diễn ra trong hàng nghìn năm hoặc lâu hơn. Do thực tế dân số tăng lên mà lương thực thì có nguy cơ thiếu do đó nhân loại muốn có những giống cây trồng vật nuôi có một đặc tính ưu việt nào đó có khả năng chịu hạn tốt, những cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh cao nhằm làm tăng năng suất mùa màng, từ đó thúc đẩy nghiên cứu chế tạo ra loại thực phẩm này, người ta còn sử dụng thực phẩm chuyển gen nhằm tạo ra những thực phẩm có một đặc tính dinh dưỡng ưu việt nào đó. Hoặc cũng có khi là nhằm tổng hợp ra các chế phẩm sinh học hay các thuốc dùng trong điều trị bệnh

Thuật ngữ thực phẩm biến đổi gen ban đầu dùng để chỉ những loại cây trồng dành cho con người hoặc gia súc được tạo ra nhờ công nghệ sinh học để cho những phẩm chất mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất. Việc nâng cao chất lượng giống cây trồng thường được thực hiện nhờ phương pháp nhân giống, song phương pháp này tốn nhiều thời gian lại cho kết quả không chính xác.

Thực phẩm biến đỏi gen

Biến đổi gen là một thành tựu của nền khoa học thế giới từ đầu những năm 1980, chứ không phải là mới xuất hiện gần đây. Kỹ thuật biến đổi gen có thể tạo ra giống cây trồng như mong muốn, tốn ít thời gian và có độ chính xác cao.

Trong kỹ thuật biến đổi này, người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gen. Nếu thêm gen vào một sinh vật nào đó, người ta thường chọn gen từ loài khác. Để làm được việc đó người ta có thể gắn gen ngoại lai vào một virus rồi đưa vào tế bào vật chủ, hoặc đưa ADN ngoại lai vào nhân của tế bào bằng ống tiêm. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể chuyển gen vào tế bào và giới khoa học đã tận dụng chúng để tạo ra GMC (cây trồng biến đổi gen)

Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm các biến đổi gen mang tính có lợi. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm cho nên bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn cho chúng ta những vụ mùa bội thu, những vụ mùa tồn tại ngay cả ở trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt

Cho đến nay, đã có nhiều nước ứng dụng công nghệ biến đổi gen vào cho cây trồng, đặc biệt là Mỹ, Trung quốc, Ấn độ…. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến năm 2010 Mỹ có khoảng 66,8 triệu hecta trồng GMO, chiếm 16,56% diện tích đất nông nghiệp. Các loại cây trồng chính là đậu nành, bắp, bông, cải dầu, bí, đu đủ, cỏ linh lăng và củ cải đường. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa Mỹ (GMA) ước tính 70-75% thực phẩm chế biến tại Mỹ chứa nguyên liệu biến đổi gen. Châu u không trồng nhiều GMO với ngoại lệ là Tây Ban Nha có 25% sản lượng bắp biến đổi gen.

Sau 14 năm trồng trọt và tiêu thụ GMO, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện những tác động nguy hại của GMO. Dù vậy, nhiều tổ chức phi chính phủ như Hòa bình xanh, Dự án không GMO hay Hiệp hội Người tiêu dùng hữu cơ (OCA), Những người bạn của Trái đất (FoE)... cho rằng giới khoa học vẫn chưa nghiên cứu và xác định rõ các nguy cơ của GMO.

Thực phẩm biến đổi gen chủ yếu là những loại nào? (Thịt, rau củ, hoa quả...?)

Diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu đã tăng từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên hơn 175 triệu ha trong năm 2013. Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) vào tháng 2 năm 2014 năm 2013 đã có trên 18 triệu nông dân ở 27 nước trồng cây biến đổi gen, tăng 5 triệu ha, tương đương 3% diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen. Năm 2013 cũng đánh dấu việc đưa vào canh tác đại trà lần đầu tiên đối với ngô chịu hạn tại Hoa Kỳ.

Cây thuốc lá biến đổi gen là GMC đầu tiên được trồng thử nghiệm trên đồng ruộng. Các nhà khoa học gây biến đổi gene ở cây thuốc lá để chúng kháng thuốc diệt cỏ, rồi trồng thử nghiệm tại Mỹ và Pháp vào năm 1986. Một thập kỷ sau đó cây trồng biến đổi gen bắt đầu được trồng đại trà với mục đích thương mại.

Ngày nay, các thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất là các loại cây trồng thực vật, ví dụ như đậu nành, khoai tây, củ cải đỏ, củ sắn, đu đủ, ngô, khoai tây, cà chua, bí đỏ hoặc một số loại thực vật khác.

Các cây trồng này được biến đổi gen nhằm mục đích chủ yếu là để cải thiện năng suất, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hoặc tăng khả năng chịu đựng với các loại thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, các loại cây trồng được biến đổi gen có thể nhằm mục đích để thu được màu sắc cây trồng đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những thực vật không hạt như dưa dấu và nho.

Một số loại thực vật biến đổi gen cũng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn như protein, canxi và folate.

Các loại rau củ quả biến đổi gen có gây hại cho người sử dụng không?

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực phẩm từ thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen.

Những loại sinh vật biến đổi gen khác nhau sẽ bao gồm các loại gen khác nhau và được đưa vào bằng nhiều cách khác nhau. Điều này có nghĩa là, để đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen cần được đánh giá đối với từng loài cụ thể và không thể đưa ra được một khẳng định chung về tất cả các loại thực phẩm biến đổi gen có an toàn hay không.

Có khoảng 600 nghiên cứu tập trung vào thực phẩm biến đổi gen, xem xét đến calo, đạm, chất béo và vitamin. Phần lớn các nghiên cứu được tài trợ bởi ngành công nghiệp thực phẩm cho thấy thực phẩm biến đổi gen có giá trị dinh dưỡng bằng với thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên các nghiên cứu đó gần như không đề cập đến tính an toàn cho sức khỏe con người.

Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Những hậu quả về mặt sức khỏe khi ăn các loại động vật đã trải qua biến đổi gen vẫn còn là một bí ẩn lớn. Trên thế giới cũng chia ra các luồng quan điểm khác nhau. Theo WHO, những thực phẩm biến đổi gen trên thị trường quốc tế hiện nay phải trải qua giai đoạn đánh giá an toàn rất nghiêm ngặt và thường sẽ không gây ra nguy cơ gì với sức khỏe con người. Tại các quốc gia chấp nhận sử dụng thực phẩm biến đổi gen, cũng chưa quan sát được ảnh hưởng nào lên sức khỏe con người do tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen cả. Tuy nhiên nhóm không ủng hộ thực phẩm biến đổi gen đưa ra các quan điểm rằng sử dụng thực phẩm GMO lâu dài sẽ gây dị ứng, kháng kháng sinh, thậm chí gây ung thư.

Dị ứng: Theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011.

Chưa có những bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm có liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên cần thêm những nghiên cứu để làm sáng tỏ mối quan hệ trên. Theo đánh giá của FAO và WHO về khả năng gây dị ứng của các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường thì hiện nay, chưa tìm thấy một phản ứng dị ứng nào có liên quan đến thực phẩm biến đổi gen.

Kháng kháng sinh:Do các loại gen kháng kháng sinh được sử dụng để đưa vào các giống ngô và đậu nành (nhằm mục đích nông nghiệp) nên có những mối lo ngại rằng đây có thể liên quan đến tình trạng kháng kháng sinh trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận điều này.

Ung thư và những mối quan ngại khác:Vào năm 2013, tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ Roundup là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột, và cho rằng kết quả của bài báo là chưa thuyết phục. Tổng biên tập của tạp chí cũng nói rằng nghiên cứu này sử dụng quá ít chuột thí nghiệm và giống chuột được sử dụng này lại rất nhạy cảm với bệnh ung thư.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Cục quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA)... đã thiết lập ra các hệ thống quy chuẩn để đánh giá và quản lý an toàn của thực phẩm biến đổi gen. Mọi thực phẩm biến đổi gen đều phải được chứng nhận không có nguy cơ về sức khỏe với con người dựa trên Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex) thiết lập bởi WHO mới được đưa ra thương mại hóa.

An toàn của cây trồng biến đổi gen đã được khẳng định bởi nhiều tổ chức khác bao gồm Hiệp hội Y khoa Mỹ, Hiệp hội độc chất học, Viện Khoa học sự sống Quốc tế, Viện Khoa học hàn lâm Hoa Kỳ, Hiệp hội Hoàng gia Vương quốc Anh, Tổ chức Y tế thế giới, Viện Công nghệ thực phẩm, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, Cơ quan An toàn thực phẩm châu u và Ủy ban Liên minh châu u.

Kể từ khi cây trồng biến đổi được thương mại lần đầu tiên vào năm 1996 (1996-2012), các cơ quan quản lý thuộc 59 quốc gia đã tiến hành đánh giá khoa học mở rộng và khẳng định sự an toàn của cây trồng GM với 2.497 phê duyệt đối với 319 tính trạng biến đổi gen khác nhau trên 25 đối tượng cây trồng.

Các rau củ quả biến đổi gen do kết hợp với gen động vật, thì có còn được xem là thực phẩm chay nữa hay không? Có tác động gì tới người sử dụng?

Hiện nay, đã có một số thử nghiệm về việc biến đổi gen của rau củ quả do kết hợp với gen động vật. Ví dụ, cà chua được cấy gen chống đông lạnh từ cá hồi sẽ có khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp tốt hơn. Ngoài ra, cũng có rất nhiều thử nghiệm tương tự khác, ví dụ như lúa mì được cấy ghép gen của gà hay đậu nành được cấy ghép gen của chuột…Tất cả đều nhằm mục đích nông nghiệp.

Về bản chất, những loại thực phẩm này vẫn là thực vật. Còn việc có coi những thực phẩm này có phải là thực phẩm chay hay không sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân. Bởi có rất nhiều lý do khiến một người chọn chế độ ăn chay, đa phần là các lý do cá nhân: họ muốn có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe hơn, lý do về tôn giáo, về môi trường, về quyền động vật…

Cũng có nhiều trường phái ăn chay khác nhau, có những người sẽ hoàn toàn không tiêu thụ thịt, cá và các sản phẩm liên quan đến động vật (ví dụ như trứng, sữa và mật ong), nhưng có những người ăn chay vẫn tiêu thụ trứng, sữa, mật ong và thậm chí là cả cá. Do vậy, không có một định nghĩa chính xác nào về ăn chay cả. Chỉ cần những người ăn chay cảm thấy thoải mái về thực phẩm mà họ tiêu thụ và những thực phẩm đó phù hợp với niềm tin, tín ngưỡng của họ, thì những người ăn chay cũng vẫn có thể tiêu thụ các loại rau củ quả có chứa gen của động vật, và coi đó như các loại rau củ quả thông thường.

Về tính an toàn, vì những loại rau củ quả này cũng là thực phẩm biến đổi gen, nên vẫn chưa thể đưa ra kết luận về tính an toàn được. Cần phải tiến hành nghiên cứu trên từng loại rau củ quả cụ thể, với từng loại gen cụ thể trong thời gian dài mới có thể đưa ra kết luận về việc liệu một loại cây trồng biến đổi gen có an toàn hay không.

Cách thức sử dụng GMO để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng? Những lưu ý cần có khi chế biến và sử dụng các thực phẩm GMO?

Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực hiện theo quy định quốc tế, tức là nếu sản phẩm nào có quá 5% thành phần là từ nguyên liệu biến đổi gen, thì phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Việc dán nhãn giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm có biến đổi gen, chứ không liên quan đến vấn đề an toàn hay không. Do vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn việc có sử dụng thực phẩm biến đổi gen hay không. Còn về mặt an toàn, như đã nói, vẫn chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận rằng, thực phẩm biến đổi gen có an toàn với sức khỏe con người hay không. Quyết định có sử dụng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào người tiêu dùng. Không nên quá lo lắng về thực phẩm biến đổi gen, bởi mặc dù chúng không tự nhiên, nhưng không phải cái gì tự nhiên cũng tốt và cũng không phải cái gì trái tự nhiên cũng không tốt.

Tuy nhiên, nếu đã quyết định sử dụng, cũng cần đảm bảo các quy định an toàn về chế biến, đun nấu thực phẩm biến đổi gen như những thực phẩm thông thường:

Chọn những thực phẩm biến đổi gen có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng…Khi chế biến, không để lẫn thực phẩm sống và chínSử dụng nước sạch để sơ chế, chế biến thực phẩmLuôn giữ tay sạch sẽ trước, trong và sau khi chế biến thực phẩmNấu chín kỹ những loại thực phẩm nàyĂn ngay khi thức ăn vừa nấu chínThức ăn đã nấu chín nếu không ăn hết cần được bảo quản cẩn thận, tránh sự xâm nhập của các loài côn trùng, gặm nhấm hoặc các loài động vật khácĐun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu mốc hỏng, quá hạn sử dụngGiữ bề mặt chế biến, bàn bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Trứng giấm: Thức uống chữa bệnh

Tác dụng của trứng và giấm

Trứng giấm không chỉ “tổng hợp” thành phần dinh dưỡng của trứng và giấm mà còn có tác dụng “thực liệu”, hơn nữa trứng gà dưới tác dụng của giấm, dự phòng được nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật khi ta ăn trứng gà sống.

Lòng đỏ trứng sống do phân tử lớn hơn, rất khó được các tổ chức ruột non hấp thu, lòng đỏ sau khi ngâm giấm, các phân tử xảy ra phân chia, thành những phân tử nhỏ, các chất lecithin, cholin và vitamin H… dễ được cơ thể hấp thu, phát huy những chức năng sinh lý.

Lòng trắng trứng là một loại phân tử protid khổng lồ, là thành phần quan trọng cấu thành sự sống, ngoài việc chứa nhiều lysozyme (muramidase) ra, còn chứa chất có tác dụng chống ung thư. Lòng trắng trứng đã ngâm giấm, làm cho phân tử protid khổng lồ phân giải thành những phân tử protid nhỏ hơn, hơn nữa còn phóng thích ra nhiều lysozyme, dễ được cơ thể hấp thu, cho nên tác dụng điều trị tất nhiên lớn hơn so với lòng trắng đơn thuần. Vỏ trứng được mềm hóa, hòa tan bởi giấm biến thành canxi acetat, có đặc tính dễ tan trong nước, nó được ruột non hấp thu sạch, là loại muối vô cơ khó mà có được. Nó không chỉ trợ giúp cơ thể phát triển xương khớp, hơn nữa còn có thể phòng trị bệnh cao huyết áp…

Cách chế biến trứng giấm

Giấm gạo 180ml, trứng gà (còn tươi) 1 quả. Trứng sau khi rửa sạch, dùng ngâm trong giấm hai ngày đêm. Sau khi vỏ trứng hòa tan hoàn toàn, dùng đũa đâm thủng màng trứng còn lại và gắp ra. Sau khi khuấy thật đều lòng trắng và lòng đỏ trứng, sẽ có trứng giấm nguyên chất, đặt trong tủ lạnh để bảo quản.

Cách dùng: múc 2 muỗng trứng giấm nguyên chất, thêm 1 muỗng mật ong, dùng lượng nước đun sôi để nguội gấp 7, 8 lần để pha loãng rồi uống. Ngày 1 - 2 lần, dùng sau bữa ăn 20 - 30 phút.

Khi chế biến dịch trứng giấm cần chọn loại giấm tốt, không được dùng giấm hóa học để ngâm chế, sẽ phá hỏng tất cả chức năng bảo vệ sức khỏe của món trứng giấm.

Chọn trứng gà còn tươi, mỗi trứng ngâm với 150 - 180ml giấm, sau khi ngâm 2 ngày đêm, thì có thể khuấy nát quả trứng, rồi ngâm thêm 1 ngày đêm thì dùng. Một số trứng khi chế biến sẽ nổi trên mặt giấm, sau khi dùng đũa khuấy nát, mới hòa tan trong giấm.

Thông thường, chế biến 1 quả trứng giấm, có thể dùng trong 1 tuần, mỗi ngày dùng 20 - 30ml, uống với lượng nước đun sôi để nguội gấp 7 - 8 lần. Sau ngày thứ 4, chế biến dịch trứng giấm quả kế tiếp, để tiện dùng liên tục.

Có người chỉ dùng vỏ trứng chế biến dịch trứng giấm, vỏ trứng được mềm hóa bởi giấm là một loại muối canxi khó mà có được, được đường ruột hấp thu sạch, có thể giúp cải thiện một số triệu chứng như loãng xương, thiếu canxi.

Trứng ngâm giấm

Món ăn bài thuốc dùng trứng và giấm

Đau thắt ngực thể khí trệ huyết ứ: trứng gà tươi 1 quả, giấm 60ml, đường đen vừa đủ. Trứng gà đập trong chén, thêm giấm, đường đen trộn đều thì dùng. Ngày 1 - 2 lần, dùng liền vài ngày.

Sinh khó, sau khi sinh đi lị ra máu: trứng gà tươi 3 quả, giấm 50ml. Lấy lòng đỏ trứng trộn đều với giấm, 1 lần uống sạch.

Sa đì: trứng gà 2 quả, giấm 250ml. Trước tiên trứng gà ngâm giấm 1 ngày, rồi đem đun đến khi giấm còn phân nửa, ăn trứng uống giấm ngay lúc nóng. Đạt hiệu nghiệm với cơn đau bụng dưới liền với tinh hoàn, cũng như tinh hoàn hơi sưng đau, vã mồ hôi sau khi ăn hiệu quả càng cao.

Sốt rét: trứng gà 3 quả, giấm 100ml. Đập trứng, cùng giấm cho vào nồi đất nấu sôi, uống ấm. Sau khi dùng, sẽ rét trước nóng sau, vã mồ hôi, sau khi hết sốt sẽ có hiện tượng đau đầu, nôn ói…

Viêm thực quản: lòng trắng trứng 1 quả, bán hạ 9g. Bán hạ thêm giấm vừa đủ nấu chung, sau khi loại bỏ bán hạ, đổ lòng trắng trứng 1 quả trong giấm đang nóng, mỗi tối trước khi ngủ dùng 1 lần, cho đến khi lành bệnh thì thôi.

Hoàng đản (viêm gan vàng da): trứng gà cả vỏ sau khi đốt thành than, tán nhuyễn, hòa với giấm thì dùng; ngày 1 lần.

Bệnh đái tháo đường: trứng gà 5 quả, giấm 150ml. Trứng gà 5 quả đập ra, thêm giấm 150ml trộn đều, ngâm 36 giờ, lại thêm giấm 250ml trộn đều. Mỗi sáng và chiều dùng uống 15ml.

Ho lâu không lành: giấm 60ml, trứng gà 1 quả. Chế biến thành dịch trứng giấm, dùng liền trên 1 tháng.

Hen suyễn theo mùa: trứng gà 1 quả, giấm tùy lượng. Giấm nấu với trứng, sau khi chín, lột vỏ, nấu lại 5 phút, ăn trứng; ngày 2 lần, lần 1 trứng.

Tiêu chảy: trứng gà 2 quả, giấm 100ml. Dùng nồi bằng sành (sứ hay thủy tinh), đập vào trứng gà, nấu trứng chín, uống cả giấm lẫn trứng. Nếu chưa khỏi, dùng lại 1 lần.

Viêm phế quản mạn: dầu mè 30 - 40ml, giấm vừa đủ, trứng gà 2 quả. Đập trứng vào dầu mè đang nóng cho chín, thêm giấm nấu. Mỗi sáng và chiều dùng 1 quả trứng. Thời gian dùng thì kiêng rượu, thuốc lá.

Nôn khi thai nghén: trứng gà 1 quả, đường trắng 30g, giấm 60ml. Giấm nấu sôi, nêm vào đường trắng nấu tan, đập vào trứng, nấu chín, dùng sạch; ngày 1 thang, dùng liền 3 ngày.

Tiêu chảy do nhiệt: trứng gà 2 quả, dưa chuột 30g, giấm 100ml. Dưa chuột rửa sạch thái nhuyễn, đập vào trứng gà, trộn đều, đổ vào chảo chiên, rưới lên giấm. Mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi hết tiêu chảy.

Kiết lị dạng nước: trứng gà 3 quả, bột mì 150g, giấm 30ml. Đập trứng gà vào trong bột mì, nhào thành khối bột, cắt lát nhỏ, dùng giấm rang chín; ngày 2 lần, cho đến khi lành bệnh.

Vai lưng mỏi đau: chuối 1 quả, cà rốt 150g, táo tây 200g, trứng gà 1 quả, sữa bò 100ml, giấm 100ml, mật ong vừa đủ. Chuối lột vỏ cắt làm đôi, cà rốt và táo tây thái hạt lựu, cho vào máy xay, thêm lòng đỏ trứng, sữa bò, giấm chế biến thành sinh tố, nêm thêm mật ong, thường dùng có hiệu quả.

Tiêu chảy lâu ngày do tỳ vị hư hàn: trứng gà 3 quả, giấm 15ml, gừng tươi 15g, muối và hành vừa đủ. Đập trứng vào chén, thêm gừng, hành đã thái nhuyễn và muối trộn đều, dùng dầu chiên trứng, rưới thêm giấm. Dùng ăn như điểm tâm, dùng liền vài lần, cho đến khi lành bệnh.

Lương Y Bàng Cẩm

Ăn gì để “trẻ mãi không già”?

Một số chất chống oxy hóa đã được chứng minh có tác dụng làm tăng chiều dài của telomere – một đầu mũ nhỏ ở cuối sợi DNA mà có liên quan đến quá trình lão hóa.

Khi chúng ta già đi, đoạn telomere có tác dụng bảo vệ khỏi quá trình này cũng ngắn dần đi và DNA ngừng quá trình tái tạo mới. Điều này khiến cho các tế bào bị phá hủy dần và gây ra hiện tượng lão hóa.

Một quá trình khác cũng làm ngắn dần telomere là các stress oxy hóa, các phân tử kém bền vững gây tổn thương các cấu trúc của tế bào trong đó có telomere. Và khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ mất dần khả năng trung hòa các phân tử kém bền này.

Độ dài của telomere cũng là một marker đánh giá tuổi thọ của bạn: Telomere càng ngắn thì khả năng sống lâu của bạn càng giảm. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng. Những dưỡng chất và chất chống oxy hóa sau đây có thể giúp đẩy lùi quá trình lão hóa và kéo dài telomere của bạn:

Vitamin A, C và D

Những loại vitamin này hoạt động như những chất chống oxy hóa, giúp giải quyết tình trạng stress oxy hóa. Chúng còn hỗ trợ cho chức năng của làn da và các cơ quan trong cơ thể. Vitamin A giúp dọn sạch các phân tử oxy kém bền vững và trung hòa hoạt tính của chúng. Vitamin này cũng kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi chúng ta già đi.

Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, trứng và các loại rau quả có màu sáng như mơ, cam, cà rốt và cà chua. Hãy cố gắng ăn ít nhất khoảng 2 khẩu phần những thực phẩm này hàng ngày để giúp tăng hàm lượng vitamin A trong cơ thể.

Vitamin C (chứa nhiều trong các loại trái cây chua) rất cần thiết cho sự hình thành và tái tạo của collagen (là thành phần mang lại cho da độ đàn hồi, sáng khỏe). Vitamin D đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa da và giúp kéo dài telomere trong DNA.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition chỉ ra rằng telomere ở những bệnh nhân có hàm lượng vitamin D cao dài hơn hẳn so với những bệnh nhân có hàm lượng thấp. Bạn có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách sử dụng các sản phẩm ngũ cốc bổ sung và sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D.

Acid béo omega-3

Loại chất béo kỳ diệu này đã được chứng minh có thể giúp tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi theo nhiều cách, từ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm nhiễm cho tới hỗ trợ sức khỏe làn da và giảm đau khớp. Các nhà khoa học tại đại học bang Ohio đã chỉ ra rằng omega-3 giúp bảo tồn độ dài của telomere ở những người bị thừa cân và cả những người trung niên cũng như người cao tuổi khỏe mạnh.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn cá khoảng 2 lần một tuần hoặc sử dụng dầu gan cá với hàm lượng tương đương sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với bệnh tim mạch. Nếu bạn không phải là một người yêu thích cá, bạn có thể bổ sung omega- 3 từ hạt lanh, các loại quả hạch (óc chó), dầu thực vật và trứng gà.

Polyphenol

Cũng giống như các loại vitamin A, C và D, polyphenol là những chất chống oxy hóa rất mạnh. Polyphenol là thành phần có nhiều trong các loại trà trắng và trà xanh cũng như nho, hạt nho và hạt cacao.

Nghệ

Bạn có từng nghe nói rằng loại gia vị cay nóng khá phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ này mang những đặc tính chống ung thư hay không. Trong một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư MD Anderson ở Đại học Texas, curcumin (một hoạt chất trong nghệ mang lại vị cay và mùi hắc đặc trưng) có thể ngăn chặn sự tiến triển của ung thư da và một số bệnh ung thư.

Curcumin cũng làm giảm quá trình viêm trong cơ thể. Viêm là một triệu chứng khá phổ biến trong nhiều căn bệnh mãn tính và nó làm thúc đẩy quá trình lão hóa. Bạn có thể thêm nghệ vào các món nước sốt cho salad hoặc chế biến thành món cà ri thơm ngon.

Magie

Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong hơn 300 chức năng sinh học của cơ thể. Magie còn có tác dụng giãn cơ và làm dịu hệ thần kinh, giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Nó cũng tham gia vào quá trình điều hòa nhịp tim, huyết áp, tổng hợp protein, hình thành xương và kiểm soát đường huyết. Do vậy, magie là nguyên tố cực kỳ thiết yếu giúp duy trì và bảo đảm các chức năng cơ thể hoạt động bình thường khi chúng ta già đi. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng bảo vệ telomere.

Magie giúp bảo vệ telomere bằng cách hỗ trợ cho tính toàn vẹn và tham gia quá trình sửa chữa DNA, cũng như là giảm các stress oxy hóa và quá trình viêm. Bạn cần cung cấp khoảng 400 mg magie/ngày. Do vậy, hãy tăng cường bổ sung thêm các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt, quả hạch, đậu, cá và các loại hạt nguyên cám vào chế độ ăn bởi những thực phẩm này rất giàu magie.

Resveratrol

Những tín đồ của rượu vang sẽ thật sự cảm thấy vui mừng khi các nghiên cứu gần đây đã chứng minh về hiệu quả chống oxy hóa vô cùng thần kỳ của resveratrol – một chất chống oxy hóa có mặt trong rượu vang đỏ. Ngoài ra, chất này còn giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với hormone insulin và giúp bảo vệ khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách làm thư giãn các mạch máu. Các nghiên cứu cũng đưa ra mối liên quan giữa resveratrol và khả năng kéo dài tuổi thọ. Resveratrol kích thích quá trình tái tạo và giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, do đó giúp bảo đảm tính toàn vẹn của telomere.

Coenzym Q10 (CoQ10)

Loại enzyme này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh năng lượng của tế bào. Cơ thể sử dụng CoQ10 để tổng hợp adenosine triphosphate (ATP) – một hợp chất giàu năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng tới nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Khi chúng ta bước vào thời kỳ lão hóa, cơ thể sẽ tổng hợp ít CoQ10 hơn, do đó tế bào sẽ không thể hoạt động hiệu quả như hồi chúng ta còn trẻ.

Không có tài liệu nào để đánh giá được chính xác hàm lượng CoQ10 bạn cần bổ sung, tuy nhiên bạn có thể nạp thêm chất này từ các loại thực phẩm như thịt bò, cá mòi, cá thu và nội tạng động vật như gan. Những người ăn chay có thể cung cấp CoQ10 từ các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh và súp lơ.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Hạ huyết áp với chế độ ăn nhiều kali, ít đường

Các loại rau lá xanh, nấm, quả việt quất, sữa chua từ động vật ăn cỏ và cá hồi Aslaska là tất cả những loại thực phẩm bạn có thể ăn để giảm huyết áp tự nhiên do những thực phẩm có chứa lượng kali cao. Thư giãn, hít thở sâu, đi bộ, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng hơn lý là cách để bạn hạ được huyết áp an toàn, hiệu quả cũng như cải thiện được sức khỏe nói chung.

Hạ huyết áp với chế độ ăn nhiều kali, ít đường

Có hàng triệu người trên thế giới đang vật lộn với các bệnh tim mạch cũng như tăng huyết áp. Số liệu thống kê của WHO cho thấy người mắc bệnh tim mạch do tăng huyết áp đang chiếm tỷ lệ rất cao. Các chương trình sức khỏe cộng đồng đang cố gắng hướng tới việc tuyên truyền cho mọi người về việc tăng cường các thực phẩm giàu Kali vào bữa ăn hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp cũng như bệnh tim mạch và bệnh thận.

Thiếu hụt Kali hay còn gọi là tình trạng hạ kali máu được coi là nguy hiểm và có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Một trong số những hậu quả của việc thiếu hụt kali đó là tăng huyết áp, nhưng vẫn còn rất nhiều những dấu hiệu khác cũng do việc thiếu hụt kali gây ra đó là:

Mệt mỏiYếu cơĐau bụng và chuột rútNhịp tim bất thườngTê liệt cơ

Một số thực phẩm giàu kali

Kali- một loại muối tốt

Có một vài điều về kali mà ít người biết đến. Đầu tiên, Kali là một loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể, nhưng chúng cũng là chất điện giải và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu có ý kiến trái ngược nhau nhưng sự thật là việc cân bằng lượng natri- kali trong cơ thể là điều vô cùng cần thiết.

Thức ăn giàu potassium có thể giúp hạ huyết áp

Những người có nồng độ kali trong máu cao thường có huyết áp thấp hơn, vì thế những thực phẩm có chứa nhiều kali đương nhiên sẽ rất tốt cho những người tăng huyết áp. Một chế độ ăn giúp cân bằng được lượng natri-kali nạp vào đó là ăn các thực phẩm tươi sống, và giàu kali.

Đây là một số gợi ý về thực phẩm giàu kali: quả bơ, rau chân vịt, nấm, súp lơ xanh, cải Brussels, cần tây, xà lách Romaine, những loại rau lá xanh, chuối, cà chua, khoai lang, cam, mơ, cá hồi hoang dã. Những hoa quả bạn lựa chọn trong chế độ ăn nên là những loại quả ít ngọt để giảm thiểu được lượng fructose. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thử nước ép từ quả lựu đỏ vừa giúp hạ huyết áp vừa giúp chống lão hóa. Do trong lựu đỏ có nhiều chất chống oxi hóa nên nó cũng giúp bạn chống lại được bệnh ung thư, tim mạch. Lựu đỏ còn chứa nhiều tannin,anthocyanin và axit ellagic nhiều hơn trà xanh và rượu vang đỏ.

Những hợp chất chống oxi hóa từ hoa quả được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề tim mạch gây ra tử vong bảo vệ được hệ thống tim mạch toàn diện. Một nghiên cứu khác còn cho thấy một cốc việt quất mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp và giãn mạch.

Những loại sữa chua được làm từ sữa của động vật ăn cỏ giàu lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng được huyết áp. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bạn điều chỉnh được lượng cholesterol và đường máu. Một lượng nhỏ sô cô la đến nguyên chất có chứa flavonoid cũng giúp bền vững được thành mạch.

Thay đổi lối sống cũng là một cách hạ huyết áp

Nhiều người nói rằng họ muốn có một lối sống lành mạnh, nhưng rât ít người có thể theo đuổi một cách nghiêm túc từ ngày này qua ngày khác. Huyết áp ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Chính vì thế mục tiêu của một lối sống khỏe mạnh vẫn chú trọng nhất vào việc làm thế nào để ổn định được huyết áp.

Hạn chế lượng muối nạp vào là một cách thông minh và một cách khác nữa là giảm lượng đường nạp vào. Nếu muối đã không tốt cho sức khỏe thì đường còn không tốt nữa.

Tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn vì các loại này chứa nhiều muối tinh, đường tinh chế- đây mới chính là thủ phạm thực sự của bệnh tăng huyết áp mà từ đó dẫn đến nhiều bệnh khác như rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch và đột quỵ tim. Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đường là tác nhân gây ra nhiều biến chứng của cao huyết áp. Trên thực tế một nghiên cứu dã cho thấy phụ nữ uống một lon nước ngọt mỗi ngày sẽ có huyết áp cao hơn những người uống ít hơn thế.

Chuối rất giảu kali

Làm thế nào để giảm huyết áp tự nhiên

Phần lớn các bác sỹ đều khuyên bệnh nhân tăng huyết áp cao nên có một lối sống lành mạnh và uống thuốc theo đơn. Nhưng nếu như có một lối sống lành mạnh đủ tốt thì có lẽ bạn cũng không cần đến những viên thuốc hạ áp nữa. Một lối sống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung, phòng chống được nhiều bệnh mà còn không tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc của bạn nữa. Dưới đây là một vài lời khuyên nho nhỏ:

Hít thở. Hít sâu thở chậm, kiểm soát được nhịp thở, giúp cải thiện nhịp tim, điều hoà việc co giãn mạch linh hoạt hơn do đó huyết áp cũng được điều hoà theo.Thư giãn. Stress luôn mang lại nhiều ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể bạn hơn bạn nghĩ. Giận dỗi, tức giận khiến sản sinh ra những hóc môn ảnh hưởng đến các vấn đề tim mạch. Vì vậy bạn phải học cách kiểm soát, thư giãn cơ thể.Cắt giảm lượng cà phê và đồ uống có cồn. Cà phê nếu uống một lượng vừa phải và uống đúng cách sẽ có những tác dụng rất tốt đến cơ thể. Nhưng dối với những người lạm dụng cà phê thì lại dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe hơn, chưa kể là những loại cà phê hòa tan luôn chứa lượng đường lớn hơn cà phê do vậy mà việc cắt giảm cà phê cũng nên được thực hiện. Đồ uống có cồn cũng thế, cũng là một loại đồ uống kích thích cơ thể. Do vậy việc cắt giảm hai loại đồ uống này cũng đúng nghĩa là thư giãn cơ thể.Đi bộ và tập thể dục thường xuyên giúp cho việc bơm máu đi khắp cơ thể được hiệu quả hơn, giảm được áp lực lên động mạch. Chỉ cần 150 phút tập thể dục cường độ trung bình hoặc đi bộ hoặc 75 phút tập thể dục cường độ mạnh như bài tập HIIT sẽ giúp bạn phòng chống được nhiều bệnh tật hơnGiảm cân và duy trì cân nặng hợp lý luôn là một trong những cách tốt nhất để phòng chống các bệnh mạn tính không lây.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ sơ sinh đến 9 tuổi

Ngày nay, khi điều kiện kinh tế các gia đình cùng với kiến thức nuôi dưỡng con cái ngày càng khấm khá lên, nhiều bà mẹ rất muốn nuôi con theo khoa học. Để có được những đứa con lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh, lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội, các bà mẹ cần nắm vững một số lời khuyên hay có thể nói đó là những nguyên tắc cơ bản nhất, là kim chỉ nam cho việc nuôi dưỡng con cái:

“Hãy nuôi con bằng sữa mẹ và cho con ăn bổ sung hợp lý”.

“Hãy nuôi con theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của nó”.

1. Vậy thế nào là “nuôi con bằng sữa mẹ và cho con ăn bổ sung hợp lý”?

Ở đây có hai vế: thứ nhất là “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý” và thứ hai là “cho con ăn bổ sung hợp lý”.

Chúng ta sẽ thảo luận về vế thứ nhất “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý” trước. Cần phải nhất trí tuyệt đối rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ trong năm đầu. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, phù hợp nhất với yêu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém, bảo đảm an toàn. Nuôi con bằng sữa mẹ còn tăng gắn bó tình cảm mẹ con, và có lợi cho sức khoẻ người mẹ, giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy, cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu tức là từ lúc sinh ra đến tròn 180 ngày chỉ cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, nghĩa là ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn/ uống gì thêm (trừ các loại thuốc ki cần thiết). Từ sau tháng thứ 6 bắt đầu cho ăn bổ sung hay ăn sam, nhưng vẫn tiếp tục cho con bú cùng với ăn bổ sung và cho bú kéo dài đến 18-24 tháng. Đó là chi tiết lời khuyên trong vế thứ nhất “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý”.

 	Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Vế thứ hai “cho con ăn bổ sung hợp lý” gồm những gì? Đó là hãy bắt đầu cho con ăn bổ sung sau 6 tháng; cho con ăn dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc; thức ăn phải đa dạng (thực hiện tô màu đĩa bột) để có chất lượng và cân đối về dinh dưỡng đảm bảo nhu cầu theo lứa tuổi. Khi quấy bột nên thêm dầu mỡ để có thêm năng lượng. Cho con ăn nhiều bữa (4-6 bữa/ngày tùy theo lứa tuổi). Không kiêng khem quá mức. Sau 24 tháng tuổi, cho con ăn chung ngày 3 bữa chính với gia đình, nhưng phải có khẩu phần ưu tiên riêng và phải có thêm 2 bữa phụ. Cần tạo cho trẻ thói quen ăn hỗn hợp tất cả các loại thực phẩm và ăn nhạt. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn. Khi con ốm/ bệnh, tuyệt đối không được ngừng cho bú cho ăn mà cần cho con tiếp tục bú/ ăn ít một nhưng nhiều bữa và bổ sung dịch/ nước. Đó là những nội dung chi tiết của “cho con ăn bổ sung hợp lý”.

2. “Hãy nuôi con theo đúng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của nó”

Chúng ta đều biết “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”. Do các cơ quan, tổ chức cơ thể chưa hoàn thiện, trẻ em đang tuổi lớn và phát triển nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ rất cao. Cho nên cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và nhiều các chất xây dựng cơ thể như chất đạm, chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Ăn uống tốt giúp cho trẻ lớn, phát triển và hoạt động bình thường cho tới lúc trưởng thành. Các thói quen ăn uống được hình thành rất sớm nên cần phải giáo dục sớm cho trẻ các thói quen về vệ sinh ăn uống. Đối với trẻ ốm phải cố gắng dỗ cho trẻ ăn, mặc dù nó không thấy ngon miệng và khả năng tiêu hoá hấp thu giảm; vì thế cần chế biến cho trẻ ăn đa dạng các món cháo, súp, và nước quả ... những món ăn mà chúng vẫn ưa thích. Chú ý sau khi ốm, trẻ thường ăn trả bữa, cần phải cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, để trẻ hồi phục nhanh và đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Sau đây là tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ đến 9 tuổi để các bà mẹ tham khảo áp dụng nuôi con hàng ngày.

2.1. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất sinh năng lượng

Mới đây, các tác giả Mỹ khuyến cáo rằng trong bất kể một loại thức ăn thay thế sữa mẹ (Fomulas) nào (trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cho trẻ) cũng phải đảm bảo 40% năng lượng từ chất béo, tối đa có thể tới 57%.

2. Nhu cầu khuyến nghị về các chất khoáng

3. Nhu cầu khuyến nghị về một số vi chất dinh dưỡng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển

PGS. TS. Phạm Văn Hoan